Khi thưởng thức, trước tiên ngửi hương thơm trong chén, ngắm nhìn mầu sắc nước, rồi thong thả nhấp từng ngụm để hưởng thụ đầy đủ cái thú của uống trà ô long.Sau khi uông, hương lưu trong miệng, vị còn giữ mãi.Uống hết một chén, pha tiếp chén thứ hai, pha đến 3-4 lần hương vị vẫn còn.
Uống trà giúp lợi tiểu và cũng có thể giảm sưng, ức chế sự hấp thu của tiểu quản thận, kích thích trung khu vận động của huyết quản, trực tiếp giản mở tiểu quản thận, gia tăng độ lọc của thận, từ đó có tác dụng lợi tiểu. Ngoài ra, hóa chất hỗn hợp trong trà còn có tác dụng tốt trong việc giảm huyết áp, những bệnh nhân cao huyết áp rất thích hợp uống trà pha với lượng vừa phải
Cơ thể mập lên, chủ yếu là vì dưới da và gan tích tụ những vật chất có nhiều chất béo. Trà có công dụng giúp tiêu hóa tốt và làm tan mỡ, theo cách nói hiện nay, là có thể giúp ích trong việc giảm cân. Đó là vì chất caffeine trong trà có thể nâng cao lượng tiết ra của dịch dạ dày, giúp tiêu hóa nhanh, tăng cường năng lực phân giải mỡ thừa; những chất hỗn hợp vitamin trong trà thúc đẩy hóa oxy của mỡ, giảm bớt mỡ thừa trong cơ thể.
uống trà lại có tác dụng chống lão hóa nhất định, rất nhiều tư liệu trên thế giới hiện nay đều chứng minh uống trà có lợi cho sức khỏe của con người. Trà có tác dụng chống lão hóa, là nhờ các chất vitamin và amino acids khác nhau, vì thế uống trà thường xuyên có thể phòng ngừa tình trạng thiếu vitamin A, C, và B... Uống trà một thời gian dài đặc biệt có ích cho việc phòng chống bệnh và kéo dài tuổi thọ ở người cao tuổi. Tại Nhật Bản, những người thích trà đạo thường có tuổi đời khá cao, và sắc mặt hồng hào, điều này có quan hệ mật thiết với việc uống trà thường xuyên của họ. Vì trà có tác dụng chống lão hóa, nên người Nhật rất coi trọng việc uống trà.
Các enzyme này kích hoạt một chuỗi các phản ứng oxy hóa làm gia tăng các hương vị của búp trà.Các men enzyme này khi hoạt động cần phải có độ ẩm nhất định và bị triệt tiêu dễ dàng dưới nhiệt độ cao.Nguyên tắc cơ bản của quy trình chế biến là muốn phản ứng oxy hóa dừng lại ở mức độ bao nhiêu để có hương vị như mong muốn.Sau đó chỉ cần tăng nhiệt độ và sấy khô để triệt tiêu men enzyme là hoàn tất quá trình chế biến.Công nghệ sản xuất trà Ô Long là tiến hành diệt men có trong nguyên liệu ngay từ giai đoạn chế biến đầu tiên để các biến đổi hoá học không xảy ra dưới tác dụng của men nữa.Sản phẩm thu được sẽ là trà xanh.Sơ đồ dây chuyền sản xuất trà xanh bao gồm các công đoạn: Nguyên liệu - Diệt men - Vò (tạo hình và làm dập tế bào) - Làm khô - Phân loại - Bảo quản.Như vậy, muốn có trà xanh chất lượng cao, phải diệt men triệt để và phải tăng cường chế biến nhiệt.
Phân thành 4 loại: trà núi đá Vũ Di (Bắc Phúc Kiến), trà Thiết Quan Âm An Khê (Nam Phúc Kiến), trà ô long Đài Loan và Pao Chủng.Sau 1986, vào thời kỳ kinh tế mở cửa ở Việt Nam, nhiều Công ty trà Đài Loan như Kinh Lộ, Vĩnh Húc, Hai Yin … đã vào miền Nam và miền Bắc để sản xuất trà Ô long tại Lâm Đồng, Hà Tây và Mộc Châu … Một số công ty chè của Việt Nam như Cầu Tre, Tâm Châu ở Lâm Đồng, Thái Bình ở Lạng Sơn cũng sản xuất trà Ô long.Nguồn gốc của cái tên trà Ô Long bắt nguồn từ câu chuyện sau: Từ rất lâu rồi, ở vùng núi sâu An Khê Phúc Kiến, có người thợ săn gọi là Hồ Lương.Một ngày trở về nhà sau khi săn thú, mặt trời lên cao, thời tiết nóng nực, Hồ Lương sợ thịt ôi hỏng, bèn tiện tay ngắt vài lá cây ven đường che đậy.Về sau thấy nhà mình có mùi hương thơm ngát, nên tìm quanh quẩn trong ngoài, mới biết hương thơm tỏa ra từ lá cây đã ngắt.Anh dùng lá cây ngâm vào nước, uống thấy tinh thần muôn phần sảng khoái.Hồ Lương không quản đường xa, tìm tới nơi, đào cây mang về trồng.Nhưng mùi vị pha không giống như trước.Anh suy nghĩ mông lung, rồi hiểu rằng, lá trà phải phơi nắng, gia công rồi mới có hương thơm.''Hồ Lương'' phát âm ngôn ngữ địa phương gần giống ''Ô Long''.Người dân trong vùng ghi nhớ công lao Hồ Lương liền gọi loại trà này là ''Ô Long trà''.